Vải polyester mát hay nóng, có tốt không và các loại chống thấm

quantriweb 7/08/2024

Trong thị trường may mặc, tồn tại loại vải polyester có khả năng chống thấm, dễ dàng tái chế, đa dạng kiểu dáng, ít bị nhăn, giúp cho sản phẩm cuối cùng giữ form dáng và màu sắc lâu dài. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu sợi vải này có thực sự thoáng mát khi mặc hay không? Và bí quyết nào tạo nên những tính chất đặc biệt của chất liệu kể trên. Cùng may mặc Phước An khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Vải polyester là gì

Vải polyester là loại vải tổng hợp được làm từ hai hợp chất hóa học: ethylene glycol và axit terephthalic. Hai hợp chất có nguồn gốc từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Polyester được sản xuất thông qua quá trình trùng hợp. Quá trình này liên quan đến việc liên kết các phân tử ethylene glycol và axit terephthalic với nhau để tạo thành các chuỗi polymer dài. Các chuỗi polymer sau đó được kéo thành sợi và dệt thành vải.

alt-tag (vai may balo)

Lý giải về tên gọi Polyester, Polyester là một loại sợi tổng hợp làm từ các hợp chất hữu cơ, thường dùng để tạo ra vải và các sản phẩm dệt may khác. Trong đó, “polyester” xuất phát từ việc kết hợp hai từ “poly” và “ester”. “Poly” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “polus” có nghĩa là “nhiều” hoặc “đa dạng”. Trong ngữ cảnh này, “poly” được sử dụng để chỉ sự kết hợp của nhiều phân đoạn hoặc đơn vị nhỏ để tạo thành một cấu trúc lớn, đa dạng hơn.

“Ester” là một loại hợp chất hóa học, thường được tạo ra từ axit và rượu. Trong trường hợp của polyester, các đơn vị sợi polyester được tạo ra từ sự kết hợp của các đơn vị ester, tạo thành một cấu trúc tổng hợp. Do đó, tên “polyester” thường được hiểu là sự kết hợp của nhiều đơn vị ester để tạo ra một loại sợi tổng hợp, đa dạng và phổ biến trong ngành dệt may và sản xuất vải. Tên này phản ánh cấu trúc hóa học và tính chất của loại sợi này.

Vải polyester có tốt không

Vải polyester có tốt không, việc đánh giá “tốt” hay “không tốt” phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của bạn. Cũng như những chất liệu khác, loại này có cả ưu điểm và nhược điểm, nếu bạn cần nguồn nguyên liệu bền, ít nhăn, chống nước, giá rẻ và dễ giặt ủi thì đây là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn cần chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi, thân thiện với môi trường như vải không dệt thì polyester không phải là lựa chọn lý tưởng.

 

Tuy nhiên, trong dòng polyester cũng có những loại cao cấp hơn, có thể khắc phục được một số yếu điểm của loại thông thường. Những sợi vải cao cấp thường làm từ các nguyên liệu thô tinh khiết và được xử lý bằng các kỹ thuật tiên tiến để tạo ra chất liệu cuối cùng có đặc tính ưu việt như: mềm mại, sang trọng, chống nhăn, chống nước tốt và dễ dàng giặt ủi. Do đó, nếu bạn quan tâm đến sản phẩm từ polyester, nên chọn mặt hàng có sự kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên như cotton để cải thiện khả năng thấm hút mồ hôi và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.

Các loại vải polyester thông dụng

Hiện nay, trên thị trường may mặc các loại vải polyester phổ biến phải đề cập đến là: vải sợi ngắn, sợi dài, microfiber, PET, PCDT.

  • Vải sợi ngắn (SS) đây là loại phổ biến nhất, được làm bởi các sợi polyester ngắn. Với đặc tính giá thành rẻ, dễ sản xuất, đa dạng màu sắc, kiểu dệt. SS thường dùng để làm quần áo bình dân, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghiệp. 
  • Vải sợi dài (FDY) bắt nguồn từ các sợi polyester dài. FDY có độ bóng, độ bền cao hơn SS, khả năng chống nhăn tốt nên thường dùng để làm phục trang cao cấp, rèm cửa, đồ nội thất. 
  • Microfiber làm từ chất liệu polyester mịn, mềm mại, thoáng khí và thấm hút tốt nên hay được ứng dụng để làm khăn lau, đồ thể thao, đồ lót. Giá thành Microfiber cao vượt hẳn SS, FDY.
  • PET có nguồn gốc từ chai nhựa tái chế nên thân thiện với môi trường, ít bóng mượt hơn FDY. Trong may mặc, sợi vải là nguồn nguyên liệu phổ biến để chế tạo ra ra quần áo, balo, túi xách.
  • PCDT hình thành từ terephthalate 1,4-cyclohexanedimethylene (CHDM) có khả năng chống cháy cao nên hay được dùng làm đồ bảo hộ và đồ nội thất. Nhược điểm của nó là giá thành cao, ít phổ biến hơn những loại khác.

Nhận may balo theo yêu cầu Phước An chiết khấu cao

Nhờ sự linh hoạt và sở hữu vô số ưu điểm nổi trội, polyester len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, mang đến những sản phẩm tiện ích và thời trang cho con người: trong ngành thời trang và may mặc (làm quần áo, váy đầm, áo sơ mi, áo khoác, quần lót, đồ bơi, đồ thể thao, đồ bảo hộ, áo gió, áo mưa, túi xách); sản xuất chăn ga gối nệm, đồ nội thất (rèm cửa, vải phủ ghế, trải giường, rèm, drap, bọc gối, bọc sofa); trong công nghiệp. Để đa dạng mẫu mã, gia tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm cuối cùng, người ta cũng thường thêm vào đó một số họa tiết bằng cách in chuyển nhiệt trên vải.

Vải polyester thuộc loại vải nào

Tổng quan là như vậy, có một câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm: vải polyester thuộc loại vải nào? Polyester thuộc loại vải tổng hợp vì nó được tổng từ các hợp chất hóa học không thuộc bất kỳ loại tự nhiên nào.

Để phân biệt rõ về hai loại tổng hợp và tự nhiên, ta đi sâu vào phân tích nguồn gốc của chúng. Nguồn gốc của vải tự nhiên đến từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên bao gồm cả thực vật và động vật. Thực vật như cotton (bông), linen (lanh), đay, tre, gai, v.v. Động vật như len (lông cừu, lông dê), tơ tằm, da thuộc. Mặc dù vật liệu đều đến từ thiên nhiên nhưng quy trình làm ra vải thường phức tạp và tốn nhiều thời gian, bao gồm nhiều bước thủ công và đòi hỏi lao động có tay nghề cao. Ví dụ, để tạo ra lụa tơ tằm đòi hỏi kỹ thuật nuôi tằm, thu hoạch kén, kéo sợi và dệt thủ công nên vải này thường đắt đỏ.

Trong khi đó, vải tổng hợp được sản xuất nhân tạo từ các hợp chất hóa học dồi dào như: than đá (polyester, nylon, acrylic), dầu mỏ (spandex, lycra), khí đốt (rayon, triacetate). Đây đều là những nguyên liệu dồi dào, dễ khai thác, quy trình làm ra được tự động hóa, sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại, chi phí nhân công thấp và thời gian tạo ra thành phẩm ngắn nên nó thường có giá thành phải chăng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Tuy nhiên, không phải loại tổng hợp nào cũng rẻ hơn tự nhiên. Giá thành của chúng còn phụ thuộc vào chất lượng, thương hiệu, và tính năng đặc biệt của vải. Một số loại tự nhiên có giá thành rẻ hơn vải polyester cao cấp, ví dụ như cotton thô hoặc vải gai.

Vải polyester có mát không

Vải polyester có mát không? Câu trả lời là “có” hoặc “không” tùy trường hợp. Với trường hợp đó là sợi polyester thường thì cảm giác khi mặc sẽ bí bách và nóng bức, ngược lại sợi tái chế hoặc đã pha trộn mặc vào sẽ dễ chịu. 

Lý giải cho vấn đề trên, sợi thường cứng và không mềm mại như các loại tự nhiên, khả năng thoát hơi và thông thoáng kém có thể gây cảm giác nóng bức và không thoải mái khi mặc trong thời tiết nóng, đặc biệt khi vận động nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khi sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên để khắc phục một số nhược điểm trên, ngày nay nhà sản xuất đã đa dạng sợi polyester với nhiều biến thể khác nhau. Trên thị trường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hai loại sợi, gồm: sợi tái chế được làm từ chai nhựa có cấu trúc mềm mại và thoát hơi ổn so với sợi thông thường; sợi pha trộn được trộn với cotton, linen hoặc nylon để tạo ra chất vải thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát.

Vậy ngoài yếu tố sợi còn cần để tâm tới yếu tố nào khác không? Câu trả lời là có. Nếu bạn có niềm đam mê với chất liệu này nhưng vẫn mong muốn cảm giác mát mẻ khi mặc thì bạn cần phải lưu tâm đến cấu trúc, cấu trúc dệt dày sẽ nóng so với dệt mỏng, dệt kim có tính co giãn tốt, thoáng hơn dệt thoi. Mật độ dệt cao sẽ nóng so với mật độ dệt thấp, mật độ dệt thấp thoáng mát và ít bí bách. Về màu sắc, màu tối hấp thụ nhiệt nhiều và nóng hơn màu sáng, do tính chất hấp thụ nhiệt của màu tối và phản xạ nhiệt của màu sáng.

Sản phẩm làm từ polyester sẽ giữ được hình dáng, màu sắc lâu dài, ít bị biến dạng sau nhiều lần giặt. Không chỉ vậy, chất liệu còn có khả năng chống tia UV, bảo vệ da khỏi tác động có hại của ánh nắng mặt trời, chịu nhuộm màu tốt, giúp nhà sản xuất tạo ra sản phẩm với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng với giá thành hợp lý hơn so với các loại tự nhiên khác như cotton hoặc silk.

Chất vải polyester có nóng không

Chất vải polyester có nóng không. Câu trả lời là có, vải có thể khá nóng. Lý do là vì:

  • Sợi polyester làm từ nhựa tổng hợp, không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như các loại sợi tự nhiên như cotton hay linen.
  • Cấu trúc dệt của vải cao để tăng độ bền, nhưng điều này cũng khiến cho nó ít thoáng khí.
  • Giữ nhiệt tốt, điều này có thể khiến bạn cảm thấy nóng bức khi mặc trong môi trường nóng hoặc khi vận động mạnh.

Tuy nhiên, mức độ nóng của polyester còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Độ dày mỏng và mật độ dệt, vải mỏng và dệt thưa sẽ thoáng khí và ít nóng so với vải dày và dệt dày. Pha trộn với cotton, linen hoặc spandex để tăng độ thoáng khí và giảm độ nóng. Kiểu dáng khi may rộng rãi sẽ ít nóng so với các loại đồ mặc bó sát.

Một số mẹo giúp bạn cảm thấy mát mẻ khi mặc chất liệu này: chọn loại mỏng và dệt thưa, trang phục có kiểu dáng rộng rãi và thoáng mát, pha trộn vải với các sợi khác như cotton, linen hoặc spandex; mặc quần áo trong môi trường mát mẻ hoặc khi vận động nhẹ nhàng. Dùng kèm theo các sản phẩm khử mùi để giúp giảm bớt mùi hôi cơ thể.

Vải polyester chống thấm

Sau khi tạo thành sợi, tấm vải sẽ được xử lý bằng các công nghệ đặc biệt để tạo khả năng chống thấm và cho ra thành phẩm cuối cùng là vải polyester chống thấm. Vậy polyester có thấm nước không? Polyester nguyên bản không thấm nước. Nước sẽ trượt trên bề mặt sợi thay vì thấm vào, tương tự như vải dù truyền thống.

Tuy nhiên, có một số trường hợp polyester có thể thấm nước như:

  • Bề mặt đã qua xử lý: sợi vải được dệt với các sợi nano thường tạo ra các khoảng trống nhỏ, giúp nước thấm vào và thoát ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, bề mặt vải khi được phủ thêm lớp phủ hydrophilic, nước dễ dàng bám và thấm vào sợi.
  • Sợi đã được pha trộn với các loại sợi tự nhiên như cotton hoặc len dễ thấm nước. Tấm vải được làm bởi sợi bicomponent, có một phần ưa nước và một phần kỵ nước nên sẽ thấm nước ở một mức độ nào đó.
  • Vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo hơn so với vải dệt thoi, do đó nước dễ dàng thấm qua. Vải dày có thể thấm nước nhiều hơn so với vải mỏng.

Vải polyester tái chế

Vải polyester tái chế là loại vải được làm từ sợi polyester được tái sử dụng từ các vật liệu phế liệu, chẳng hạn như chai nhựa, đồ cũ và lưới đánh cá. Sợi vải này có nhiều ưu điểm như: thân thiện với môi trường (chế giúp giảm thiểu rác thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên), có độ bền cao, ít bị co giãn, rách hay phai màu, một số vải tái sản xuất được thiết kế với khả năng thoáng khí tốt, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi mặc.

Polyester tái chế được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: may mặc (áo thun, áo khoác, quần áo thể thao,…) đồ gia dụng (rèm cửa, khăn trải bàn, ga trải giường,…), lều trại (lều trại du lịch, lều dã ngoại,…), túi xách, túi đựng đồ để tạo ra balo du lịch có độ bền lâu. 

Một số loại vải tái chế phổ biến: Repreve được làm bởi chai nhựa, thường ứng dụng để may áo thun, áo khoác và đồ thể thao; Unifi làm từ các dòng vật liệu phế liệu khác nhau, bao gồm cả áo quần cũ và lưới đánh cá, thường được sử dụng để may rèm cửa, khăn trải bàn và ga trải giường.polyester

Quá trình sản xuất và bảo quản sợi vải

Quá trình sản xuất loại vải này gồm 5 giai đoạn: trùng hợp, sấy khô, đùn sợi, kéo sợi và cuối cùng là cuốn sợi.

  • Trùng hợp (Polymerization): Terephthalic acid và ethylene glycol được kết hợp trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành polymer polyester. Quá trình này tạo ra một chất lỏng đặc biệt có thể tạo sợi.
  • Sấy khô (Drying): Chất lỏng polymer được đưa vào máy sấy để loại bỏ nước, tạo thành hạt polymer khô. Hạt polymer sẽ được ứng dụng cho bước tiếp theo là đùn sợi.
  • Đùn sợi (Spinning): Hạt polymer được đưa vào máy đùn sợi, nơi chúng được nung chảy và đưa qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi. Sợi polyester được tạo ra sau quá trình này có độ dày và độ mịn cần thiết.
  • Kéo sợi (Drawing): Sợi polyester mới được tạo ra sau quá trình đùn sẽ được đưa qua máy kéo để tăng độ dài và độ mịn của sợi. Quá trình kéo giúp cải thiện đặc tính cơ học của sợi và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • Cuốn sợi (Winding): Cuối cùng, polyester được cuốn vào cuộn sợi để dễ dàng vận chuyển và sử dụng trong quá trình dệt hoặc dệt kim. Cuộn sợi sẽ được dùng để sản xuất cuối cùng với các đặc tính mong muốn.

Để giữ cho sản phẩm làm từ polyester luôn bền bỉ và giữ nguyên được đặc tính ban đầu, bạn cần “nắm lòng” những bí quyết dưới đây.

  • Giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ bằng nước lạnh hoặc ấm (không nước nóng), giặt ở chế độ nhẹ để bảo vệ chất lượng của sợi.
  • Chọn loại bột giặt phù hợp để tránh làm hư hại sợi.
  • Tránh chất tẩy hoặc chất tẩy có chứa clo, vì chúng có thể làm hỏng sợi.
  • Không dùng chất làm trắng, vì chúng  gây ảnh hưởng đến màu sắc của miếng vải.
  • Sau khi giặt nên phơi chúng ngoài nắng để khử trùng và loại bỏ mùi khó chịu.Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh làm mờ màu và làm giảm độ bền. Nếu cần ủi, hãy ủi nó ở nhiệt độ thấp để tránh làm hỏng sợi.
  • Bảo quản trong môi trường khô ráo và thoáng mát để tránh ẩm mốc và tác động của vi khuẩn. Đảm bảo sợi vải hoàn toàn khô trước khi gấp và lưu trữ để tránh mốc sinh sôi, phát triển.
  • Nên treo áo quần polyester trên móc bằng gỗ hoặc nhựa, không nên treo bằng móc kim loại vì khi gỉ sét chúng sẽ làm hỏng chất liệu.

Trên đây, là toàn bộ thông tin nổi bật lý giải về việc vải polyester có mát không mà Phước An muốn thông tin đến người đọc. Hy vọng, thông qua bài viết với nhiều khía cạnh khác nhau, bạn đã phần nào hiểu rõ đặc tính chống thấm và khả năng tái chế của loại vải này.