Vải không dệt: Quy trình sản xuất, giá thành, ứng dụng và các loại

quantriweb 7/08/2024

Môi trường ô nhiễm, trực tiếp tác động đến sức khỏe con người, minh chứng là sự gia tăng của thiên tai, dịch bệnh trong những năm gần đây. Và để góp phần bảo vệ đời sống, vải không dệt ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao, thân thiện trong quy trình sản xuất và mức giá hợp lý. Vậy chất liệu này là gì và tại sao nó lại thân thiện với môi trường sống? Cùng Phước An tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Vải không dệt là gì

Vải không dệt là loại vải được sản xuất từ sợi tự nhiên hoặc hợp chất nhưng không sử dụng quá trình dệt truyền thống như dệt thoi hay dệt kim. Thay vào đó, các sợi được kết dính với nhau thông qua các phương pháp như ép nhiệt, liên kết hóa học hoặc cơ học.

Về bản chất, sản phẩm này cũng được làm từ nhiều loại chất liệu, mỗi chất liệu lại bắt nguồn từ những thành phần khác. Sợi PP (Polypropylene), nguyên liệu được tổng hợp từ propylene – một loại khí hydrocarbon được khai thác từ dầu mỏ. Sợi PET (Polyethylene terephthalate) tổng hợp từ ethylene glycol và axit terephthalic. Sợi SMS (Spunbond Meltblown Spunbond) là sự kết hợp của 3 lớp với 2 lớp ngoài bằng sợi Spunbond (PP) được tạo ra bằng phương pháp kéo sợi và 1 lớp giữa bằng sợi Meltblown (PP) được tạo ra bằng phương pháp thổi nóng. Sợi Viscose (Viscose rayon) bắt nguồn từ bột gỗ còn sợi Lyocell (Lyocell) xuất phát từ bột gỗ bạch đàn. 

Các loại vải không dệt thông dụng hiện nay

Tùy theo quá trình sản xuất, các loại vải không dệt có thể được chia thành tám loại tương ứng với tám cách liên kết khác nhau.

  • Vải Spunlace được tạo ra bằng phương pháp Spunlace – phun dòng nước áp lực cao lên một hoặc nhiều lớp mạng sợi. Dòng nước này sẽ làm cho các sợi quấn vào nhau, tạo thành một mạng lưới chặt chẽ.
  • PP sản xuất từ hạt nhựa Polypropylene (PP), hạt nhựa polypropylene sau khi được nung chảy và ép hoặc kéo ra thành sợi mảnh, sẽ được kết nối lại với nhau thông qua áp lực, nhiệt độ hoặc hóa chất để cho ra thành phẩm.
  • Vải liên kết nhiệt, sợi được đưa qua một hệ thống máy ép hoặc máy nhiệt với nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao sẽ làm cho các sợi chảy và kết dính với nhau, tạo ra một lớp chất liệu bền chắc.
  • Pulp airlaid được chế biến từ cellulose pulp (sợi gỗ hoặc sợi cellulose khác) thông qua phương pháp airlaid. Trong quá trình airlaid, hỗn hợp cellulose pulp được đưa vào máy airlaid, nơi nó được phân tán và trải đều trên một băng chuyền. Sợi pulp sau đó được kết nối với nhau thông qua áp lực và nhiệt độ, tạo thành một lớp Pulp airlaid bền.
  • Vải ướt, các sợi sẽ được đưa qua một hệ thống máy ướt, chúng được ngâm trong nước hoặc dung dịch hóa chất để tạo ra một hỗn hợp ướt. Sau đó, sợi được trải đều và xử lý để tạo thành vải.
  • Xăm kim, các sợi sẽ được kết dính chặt chẽ với nhau bằng cách đâm các kim vào một lớp màng sợi.
  • Các sợi Stitch kết nối với nhau bằng cách đan hoặc thêu.
  • Vải Spunbond được tạo ra bằng cách đưa các sợi qua máy Spunbond. Trong máy này, sợi được đẩy qua một hệ thống nhiệt và áp lực cao, tạo ra một lớp vải mảnh liên kết với nhau.

Ưu điểm của sợi

Được sản xuất từ các nguyên liệu rẻ tiền với quá trình tạo ra thành phẩm đơn giản, do đó chi phí để mua loại vải này thường rẻ hơn so với vải dệt truyền thống. Điển hình, số tiền để sở hữu vải PP thường chỉ bằng 1/3 so với vải cotton. Mặt khác, chất liệu vải không dệt có độ bền cao chịu lực tốt do có cấu trúc liên kết chặt chẽ, vì vậy chúng có thể chịu được tải trọng cao và không dễ bị rách.

Bên cạnh đó, mặt hàng này thường xuất xứ từ sợi tái chế hoặc nguyên liệu tự nhiên nên sẽ ít tác động đến tài nguyên thiên nhiên và tránh gây ô nhiễm môi trường. Một số loại được sản xuất từ sợi tái chế, bao gồm sợi PET từ chai nhựa tái chế hoặc sợi cellulose từ nguồn gốc thực vật như gỗ và tre. Quá trình tạo ra thành phẩm cũng tiết kiệm năng lượng hơn do không cần thực hiện các bước như đan, dệt và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên hoặc qua quá trình tái chế. 

Ngoài ra, sợi vải cũng có thể được tạo ra với nhiều màu sắc, hoa văn và họa tiết đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của người sử dụng. Chúng cũng có thể thiết kế theo nhiều kích thước, độ dày và độ cứng để phù hợp với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. Chất liệu này cũng đa dạng tính năng như khả năng thấm hút, độ bền cao…làm cho nó trở nên linh hoạt và ngày càng phổ biến.

Nhược điểm của sợi

Khả năng thấm hút thấp là một trong những điểm yếu của một số loại vải không dệt, đặc biệt là từ polypropylene (PP). Nó sẽ gây cảm giác không thoải mái cho người mặc khi dùng loại vải này trong điều kiện nhiệt đới ẩm ướt, mồ hôi sẽ khó thoát ra ngoài, tạo cảm giác bí bách và khó chịu cho người mặc. Mồ hôi ứ đọng trên vải sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu, có thể gây kích ứng da cho những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, nếu bạn yêu thích và muốn mặc loại vải này thì cũng nên cân nhắc đến yếu tố này nhé.

Ngoài khả năng thấm hút thấp, việc in ấn trên sợi vải cũng gặp khó khăn hơn so với vải dệt truyền thống. Các phương pháp in ấn thông thường như in lụa, in chuyển nhiệt hay in phun đều có thể gặp vấn đề về độ bám dính mực và độ bền màu. Để khắc phục những khó khăn trong in ấn, các nhà sản xuất thường sử dụng các kỹ thuật in ấn đặc biệt hoặc mực in chuyên dụng. Điều này dẫn đến chi phí in ấn cao hơn so với in ấn trên vải dệt truyền thống.

Giá vải không dệt hiện nay

Hiện nay, giá vải không dệt dao động từ 10.000 đến 250.000 đồng/kg, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu, định lượng, màu sắc, số lượng và nhà cung cấp.

Sản phẩm được sản xuất tại công ty may túi giữ nhiệt Phước An đảm bảo tiêu chuẩn hàng đầu về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ

Trong đó, định lượng là trọng lượng của vải trên một đơn vị diện tích. Ví dụ, tấm vải có định lượng 10gsm nghĩa là 1 mét vuông vải nặng 10gram. Vải càng dày (định lượng càng cao), giá thành càng cao do: tấm dày cần nhiều sợi hơn, dẫn đến chi phí nguyên liệu tăng; định lượng cao khó sản xuất hơn và dễ xảy ra lỗi, dẫn đến hao hụt cao. Do đó, giá thành phải tăng để bù đắp cho chi phí và hao hụt.

Tấm vải có màu sắc cơ bản như trắng, đen thường rẻ hơn so với màu sắc đặc biệt vì ít hoặc không cần dùng đến phẩm nhuộm. Ngoài ra, các phẩm nhuộm cho màu cơ bản cũng thường có giá thành thấp hơn so với các phẩm nhuộm dành cho màu sắc đặc biệt.

Thông thường, chất liệu PP được dùng để làm túi, khẩu trang, tã lót… dao động từ 10.000 đến 50.000 đồng/kg. Chất liệu PET có độ bền cao hơn được sử dụng để làm các sản phẩm cần độ bền cao như túi đựng hàng, bạt che dao động từ 30.000 đến 100.000 đồng/kg. Vải SMS (Spunbond Meltblown Spunbond) có cấu tạo 3 lớp, với lớp Meltblown ở giữa giúp tăng khả năng lọc bụi bẩn và vi khuẩn nên loại này thường dùng để làm khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ, … giá loại này sẽ dao động từ 50.000 đến 250.000 đồng/kg.

Với nguồn nguyên liệu dồi dào là bột gỗ, quá trình sản xuất được áp dụng rộng rãi nên giá thành sợi Viscose rayon tương đối rẻ, dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/kg tùy vào chất lượng và độ dày. Dù cũng được chế tạo từ bột gỗ nhưng giá thành Sợi Lyocell cao hơn Viscose, dao động từ 50.000 – 150.000 đồng/kg. Sự chênh lệch về giá có thể được giải thích bởi việc Viscose sử dụng bột gỗ phổ biến, trong khi Lyocell bột gỗ bạch đàn quý hiếm hơn; Viscose áp dụng công nghệ truyền thống còn Lyocell ứng dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Quy trình sản xuất vải không dệt có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp liên kết và loại nguyên liệu sử dụng phối hợp trong quá trình trộn và tạo màng. Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình tạo ra thành phẩm thường bao gồm các bước sau:

alt-tag (xuong may gia cong)

Xưởng may đồng phục quy mô lớn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Sợi tự nhiên hoặc hợp chất được chuẩn bị và xử lý trước khi đưa vào quá trình tạo sợi. Việc chuẩn bị cũng bao gồm cả việc nhuộm màu, ép nhiệt, hoặc xử lý hóa học tùy thuộc vào thuộc tính cụ thể của sản phẩm.

  • Sợi là các loại sợi tự nhiên (như bông, len) hoặc sợi tổng hợp (như polyester, polypropylene).
  • Chất kết dính hoặc là hóa học hoặc là nhiệt học. Chất kết dính có tác dụng liên kết các sợi với nhau.
  • Phụ gia được ứng dụng vào trong quá trình làm sợi để cải thiện tính năng của vải, chẳng hạn như chất chống thấm nước, chất chống cháy, v.v.

Bước 2: Trộn và tạo màng

Sợi, chất kết dính và phụ gia được trộn đều với nhau. Hỗn hợp được trải ra thành một lớp mỏng trên băng tải. Trong đó, băng tải là một thiết bị vận chuyển vật liệu. Nó có thể là một dải băng hoặc một tấm phẳng được làm bằng cao su, nhựa hoặc kim loại. Băng tải di chuyển liên tục, mang theo hỗn hợp sợi, chất kết dính và phụ gia. Hỗn hợp này được trải ra thành một lớp mỏng trên băng tải để nó được sấy khô hoặc xử lý thêm như nhuộm màu hoặc tráng phủ.

Bước 3: Liên kết

Ở bước này sợi được đưa vào máy ép hoặc máy kéo để tạo ra lớp vải. Trong quá trình này, các sợi sẽ được liên kết với nhau thông qua áp lực, nhiệt độ hoặc hóa chất mà không cần phải thông qua quá trình dệt truyền thống.

  • Liên kết bằng nhiệt: Lớp màng được nung nóng đến nhiệt độ cao để làm nóng chảy các sợi và kết dính chúng với nhau.
  • Liên kết bằng hóa chất: Chất kết dính hóa học được phun lên lớp màng để liên kết các sợi với nhau.
  • Liên kết bằng cơ học: Lớp màng được đan, chải, hoặc ép để liên kết các sợi với nhau.

Bước 4: Xử lý bề mặt

Sau khi tạo ra thành phẩm, sợi vải có thể được xử lý thêm để cải thiện độ bền, khả năng chống thấm nước, khả năng chống tia UV, và các tính chất khác tùy thuộc vào đặc tính cuối cùng của nó.

Bước 5: Hoàn thiện

Giai đoạn cuối cùng trong dây chuyền sản xuất vải không dệt, các tấm vải sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể trước khi đóng gói và phân phối.

Ứng dụng của vải không dệt

Nhờ vào những đặc điểm nổi bật, chất liệu này đang dần chinh phục mọi lĩnh vực trong đời sống. Một số ứng dụng của vải không dệt:

Trong y tế

Sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế với nhiều chức năng đa dạng. Bởi tính linh hoạt, chống thấm nước ổn và khả năng bảo quản y tế tốt nên loại vải này thường ứng dụng để sản xuất bao bì y tế, băng dính, trang phục và đồ dùng y tế một lần sử dụng. Ngoài ra, vải còn được áp dụng trong việc tạo nên các dụng cụ bảo vệ cá nhân như tấm che phòng bụi, tấm che phòng nhiễm khuẩn và tấm che phòng cháy, giúp đảm bảo an toàn và vệ sinh trong môi trường y tế.

Trong lĩnh vực may mặc

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều loại vải mới được ra đời với những tính năng ưu việt hơn. Sợi vải sau quá trình áp dụng công nghệ có thể thay đổi hoặc được cải thiện thêm một vài tính chất đặc biệt như thấm hút tốt và co giãn linh hoạt. Các sản phẩm từ loại vải này gồm: đồ bơi, đồ thể thao, quần áo chạy bộ, lót đế giày, đồ lót, vớ…sẽ giúp người tập thể thao cảm thấy thoải mái, tự tin khi vận động.

Ngược lại, một số khác không có đặc tính thấm hút mà lại chứa khả năng chống thấm nước, chống bụi bẩn, độ bền cao và thân thiện với môi trường. Người ta dùng nó vào việc làm trang phục bảo hộ bao gồm quần, áo, khẩu trang cho công nhân, kỹ sư và cũng được dùng để làm túi shopping, túi rác, túi đựng thực phẩm, áo mưa, khăn trải bàn để tối ưu chi phí và tạo ra các sản phẩm bền đẹp. Ngoài ra, sợi vải khi được kết hợp với mút chống sốc sẽ tạo ra thành phẩm là những chiếc balo học sinh, văn phòng vô cùng chắc chắn, êm ái và có khả năng chống thấm tương đối tốt.

➥➥Xem thêm: Các mẫu may balo theo yêu cầu

alt-tag (dong phuc ao thun)

Trong nông nghiệp

Chất liệu không chỉ là vật liệu đa dạng và linh hoạt trong ngành may mặc và y tế, mà còn mang lại nhiều lợi ích ý nghĩa trong việc bảo vệ và phát triển cây trồng. Bọc cảnh cây trồng bằng vải giúp tạo môi trường ấm áp, ẩm ướt, bảo vệ cây khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh. Trong lĩnh vực lọc sáng, sản phẩm là sự lựa chọn lý tưởng để bảo vệ thực vật khỏi ánh nắng mặt trời quá mức, điều chỉnh ánh sáng và giữ nhiệt độ môi trường trồng. Ngoài ra chất liệu còn được ứng dụng làm thảm lót chuồng trại, vải lót thùng carton đựng trái cây, vải bọc nông sản, màng lọc nước.

Không chỉ thế, với đặc tính bền bỉ và giá thành rẻ, nguyên liệu vải còn sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì cho các sản phẩm nông nghiệp như trái cây, rau củ quả và lúa gạo. Bao bì làm từ chất liệu này sẽ giúp rau củ chống lại các vi khuẩn gây nấm mốc và tránh bụi bẩn. Với sự đa năng, các ứng dụng vải góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường sống.

Trong lĩnh vực hàng không

Sợi vải có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại truyền thống, giúp giảm tải trọng cho máy bay, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành. Chất liệu cũng dễ dàng xử lý để đạt khả năng chống cháy cao, đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn trong trường hợp máy bay xảy ra sự cố, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong ngành hàng không. Do đó, ứng dụng vải không dệt trên tàu bay thường là các sản phẩm trang trí nội thất như tấm lót ghế, rèm cửa, tường và trần, túi du lịch, túi đựng đồ cá nhân; chuyên dụng để sản xuất một số dụng cụ cho hành khách như chăn, gối, tai nghe, và túi đựng hành lý.

Bên cạnh đó, sợi vải có khả năng cách nhiệt tốt phù hợp làm lớp bảo vệ và cách nhiệt cho các khu vực như động cơ, ống dẫn và hệ thống điều hòa trên máy bay. Vải có tác dụng chống thấm và chống thấm nước cho các bộ phận máy bay như cửa, cửa sổ và vách ngăn, thích hợp làm thiết bị bảo hộ như áo phao cứu sinh, mặt nạ phòng độc, và quần áo bảo hộ cho phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp.

Cách giặt, phơi và bảo quản sợi vải

Vải không dệt ngày càng phổ biến trong đời sống bởi tính ứng dụng cao và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, để giữ cho loại vải này bền và giữ nguyên đặc tính ban đầu, bạn cần “nắm lòng” những bí quyết bảo quản sau:

Giặt và phơi

  • Giặt bằng tay hoặc máy giặt với chế độ giặt nhẹ nhàng.
  • Nên dùng nước giặt pha loãng, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh. Tránh để sợi tiếp xúc với các chất hóa học như axit, kiềm hoặc dung dịch tẩy rửa mạnh, vì chúng sẽ làm hỏng vải.
  • Phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu và làm yếu chất lượng của vải. Để hạn chế mùi ẩm và mốc phát triển, hãy phơi vải ngoài không khí thường xuyên, đặc biệt sau khi dùng và giặt sạch.
  • Không phơi bằng móc treo vì nó sẽ làm vải bị co giãn, biến dạng.

Bảo quản

  • Giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt hoặc có nhiều bụi bẩn.
  • Tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Gấp gọn gàng hoặc treo trên móc treo có đệm.
  • Không nên đặt vật nặng lên trên vải.

Một số lưu ý khác

  • Không nên là ủi chất liệu ở nhiệt độ cao.
  • Nếu vải bị bẩn, hãy lau sạch bằng khăn ẩm hoặc giặt nhẹ nhàng.
  • Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc hóa chất để làm sạch vải.
  • Các phương pháp bảo quản trên có thể thay đổi tùy theo loại vải cụ thể.
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi giặt và bảo quản vải.

Trên đây, là toàn bộ thông tin nổi bật về giá vải không dệt, ứng dụng và quy trình sản xuất vải mà Phước An muốn thông tin đến người đọc. Hy vọng, thông qua bài viết với nhiều khía cạnh khác nhau, bạn đã phần nào hiểu rõ đặc tính đa dạng của loại vải đặc biệt này.