So sánh kỹ thuật in lụa và in chuyển nhiệt trên nhựa & vải

quantriweb 14/05/2024

Kỹ thuật in lụa được cho là một trong phương pháp phổ biến nhất trong ngành công nghiệp in ấn, ứng dụng trong hầu hết bề mặt chất liệu hay ấn phẩm, đặc biệt là trong sản xuất trên vải, nhựa. In lụa và in chuyển nhiệt là bộ đôi nhận về sự ưu ái của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bởi chúng đều tạo ra sự đa dạng, linh hoạt trong việc lựa chọn vật liệu cũng như thiết kế. Ngoài ra, hai hình thức này cũng cho ra đời những ấn phẩm sắc nét và độc đáo. Cùng Phước An tìm hiểu thêm về hai phương pháp phổ biến này nhé.

Giới thiệu kỹ thuật in lụa 

Không còn quá xa lạ trong lĩnh vực in ấn, kỹ thuật in lụa là một trong những hình thức được lựa chọn bởi nhiều doanh nghiệp hay công ty lớn nhỏ khi có nhu cầu chuyển đổi hình ảnh lên mặt trên sản phẩm. Sau đây sẽ là một vài thông tin hữu ích về loại công nghệ này mà ắt hẳn bạn sẽ cần biết trước khi quyết định mở hiệu in ấn hoặc có nhu cầu sản xuất bao bì. 

 

1.1 Kỹ thuật in lụa là gì 

Kỹ thuật in lụa là một phương pháp xuất hiện từ thời xa xưa, đã tồn tại từ hàng ngàn năm và vẫn được áp dụng phổ biến, chiếm vị thế quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại. Công nghệ này hoạt động bằng cách đưa mực đan xen vào những khoảng trống nhỏ của mặt lưới lụa hoặc các chất liệu lưới tương tự khác để tạo nên hình ảnh trên bề mặt của vật. Phương pháp này cho ra những thành phẩm phức tạp với độ sắc nét cao, màu sắc rực rỡ, tươi sáng.

Chúng nhận được sự đánh giá cao bởi sự đa năng và linh hoạt với khả năng đưa hình lên trên đa chất liệu như vải, kim loại, mặt gỗ, giấy, nhựa hay nilon. Nó đồng thời cũng cho phép chúng ta chuyển đổi hình ảnh trên những bề mặt không bằng phẳng, cung cấp độ bền cũng như chất lượng. Phương pháp này mang lại giải pháp tối ưu nên các công ty cũng như doanh nghiệp trên toàn thế giới luôn tin chọn bởi chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn định. Nó được sử dụng rộng rãi trong in áo thun, bao bì, tranh ảnh,…

Vào những ngày đầu tiên, phương pháp này thực hiện hoàn toàn thủ công, tuy nhiên sau này nhờ sự phát triển của công nghệ số, chúng đã được tự động hóa bằng nhiều loại thiết bị máy móc, làm tốt vai trò của mình khi góp phần tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp, ấn tượng.

 

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trung Quốc cổ đại là nơi khởi nguồn của phương pháp này, theo một số thông tin ghi chép thì công nghệ này đã bắt đầu lưu hành từ thời kỳ Tam Quốc (tức hơn 1700 năm trước Công Nguyên). Cái tên này xuất phát từ trong giới thợ, khi mà bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Ngoài tơ lụa, người ta còn thay thế bản lưới lụa bởi chất liệu khác để làm khuôn như vải cotton, polyester, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm nên tên gọi được mở rộng như là in lưới.

Vào giai đoạn đầu, chúng được tận dụng trong hoạt động in tác phẩm nghệ thuật hoặc các văn bản tôn giáo trên giấy hay vải lụa. Khoảng thời gian sau, nhờ có sự hình thành, phát triển của con đường tơ lụa, nền công nghệ này ngày càng được biết đến nhiều hơn, sau đó lan truyền rộng khắp Nhật Bản, Ấn Độ cũng như những nước Châu Á khác. Công nghệ này nhận nhiều sự quan tâm, từ đó, chúng trở nên phát triển và phổ biến cho đến tận bây giờ. Trong thời kỳ Trung đại, kỹ thuật này phổ biến đến tận châu Âu thông qua Tây Ban Nha và Italy trong thế kỷ 12. Nó trở thành một hình thức in ấn quan trọng cho các tác phẩm nghệ thuật, sách, tranh vẽ. 

Dưới sự phát triển của công nghệ, in lụa nay sử dụng lớp mực hiện đại, các khung kim loại đồng thời được thay thế cho khung gỗ, tự động hóa bằng nhiều loại thiết bị máy móc. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất cũng ưu tiên chọn dùng máy thay vì nhân công, chúng có khả năng cho ra thành phẩm nhanh nhưng vẫn chính xác, giúp tăng năng suất và độ chính xác của quá trình in, tạo ra nhiều ấn phẩm chất lượng cao, đồng thời phối hợp với các phương pháp khác, làm tốt vai trò của mình khi góp phần tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp, ấn tượng.

 

Kỹ thuật in lụa hoạt động như thế nào

Nhờ vào thao tác thực hiện tương đối đơn giản, kỹ thuật in lụa giúp tiết kiệm chi phí nhân lực, công sức cũng như thời gian sản xuất. Dưới đây là nguyên lý hoạt động cơ bản và một vài bước tiêu biểu trong quy trình sản xuất. 

 

2.1 Nguyên lý hoạt động

Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý thấm mực qua lưới, mực sẽ được tiến hành cho vào lòng khung lúc bắt đầu in. Khung in thường làm từ gỗ hoặc hợp kim nhôm, chúng cần phải được làm sạch, phơi khô sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường là hình chữ nhật. Lưới in làm bằng tơ lụa hoặc sợi kim loại sẽ nằm ở mặt đáy của khung. 

Kiểm tra chất lượng in ấn

Trong quá trình sản xuất, mực được gạt qua lưới bằng một thanh gạt hoặc lưỡi dao gạt bằng cao su. Người thợ sẽ tác động lên dao gạt, từ đó sinh ra áp lực khiến một phần mực sẽ thấm qua lưới và bám lên bề mặt của vật liệu. Lớp mực sẽ chỉ thấm qua những phần trống trên lưới, những phần còn lại sẽ được bịt kín bởi các chất liệu chống in, tạo thành hình ảnh chính xác.

Chi phí đầu tư ban đầu cho trang thiết bị máy móc của in lưới không cao, đặc biệt phù hợp ứng dụng cho hầu hết quy mô các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này.

 

2.2 Quy trình thực hiện in lụa

Đây là quá trình đưa các nội dung từ lưới lụa lên trên vật liệu thông qua việc tạo áp lực rồi truyền mực vào khoảng trống. 

  • Bước 1: Chuẩn bị khuôn mẫu và khung

Tạo khuôn mẫu bằng cách sử dụng chất chặn, chất nhạy quang hoặc máy cắt laser để tạo ra những khu vực trống trên lưới lụa. Khuôn mẫu có thể là một hình ảnh, một mẫu thiết kế hoặc văn bản bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm keo, dùng để bịt kín các phần không cần in trên lưới. 

  • Bước 2: Chuẩn bị lưới lụa

Lựa chọn lưới lụa phù hợp với yêu cầu, chẳng hạn về độ đậm nhạt, độ chi tiết cũng như kích thước của hình. Gắn lưới lụa lên khung, sau đó căng chặt để tạo một mặt lưới phẳng và căng.

  • Bước 3: Chuẩn bị mực

Cần chọn loại mực phù hợp với vật liệu, bao gồm màu sắc, độ bám dính tốt giúp đáp ứng độ bền sau khi in. Điều chỉnh độ đậm đặc hay độ nhớt của mực để đạt được lớp mực đồng đều và chất lượng.

  • Bước 4: Áp mực lên lưới

Trước khi tiến hành, sản phẩm sẽ đặt dưới khung, tiếp theo là cân chỉnh đúng theo vị trí mong muốn. Đặt lưới lụa trên bề mặt in, như vải, giấy hoặc chất liệu khác. Đặt mực lên một đầu của lưới lụa. Sử dụng thanh gạt để kéo mực từ đầu kia qua bề mặt lưới, đồng thời áp lực thanh gạt kết hợp với sức nén để mực rơi qua các khu vực trống trên lưới và chuyển nhượng lên vật liệu.

  • Bước 5: Làm khô và cố định mực

Để mực khô tự nhiên hoặc áp dụng những phương pháp như sấy nhiệt, ánh sáng UV hoặc hóa chất để làm khô nhanh hơn. Nếu cần thiết, thực hiện quá trình cố định mực bằng cách tạo nhiệt độ cao hoặc chất cố định để đảm bảo mực không bị phai mờ hoặc bong tróc.

Sấy khô hình in

  • Bước 6: Làm sạch lưới lụa

Sau khi in xong, lưới lụa cần phải được làm sạch để loại bỏ phần mực còn sót lại, đồng thời là bước chuẩn bị cho quá trình tiếp theo. Chất tẩy hoặc dung dịch làm sạch đặc biệt sẽ được đưa vào để làm sạch lưới lụa. Các bước cụ thể và công cụ trong quy trình có thể thay đổi tùy thuộc vào ứng dụng hay phương pháp mà nhà sản xuất lựa chọn.

 

Ứng dụng kỹ thuật in lụa trong đời sống

Kỹ thuật in lụa không chỉ được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm in áo thun, hộp giấy, bao bì, quảng cáo, nghệ thuật mà còn trong đa dạng ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Ứng dụng kỹ thuật in lụa trên nhựa

Kỹ thuật in lụa trên nhựa là một trong những công nghệ xuất hiện phổ biến, đặc biệt là trong thiết kế bao bì sản phẩm. Từ những chiếc ly cốc, túi nhựa, chai lọ, cho đến hộp nhựa – tất cả đều cần đến chất lượng sản xuất tốt.

Tuy hình thức in nhựa truyền thống vẫn còn được duy trì, song in lụa trên nhựa vẫn thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật của riêng nó. So với hình thức truyền thống, công nghệ in lưới đã được nâng cấp hơn rất nhiều, giúp tối ưu hóa chi phí cho các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chất lượng cao. 

Công nghệ này đáp ứng hầu hết các nhu cầu in trên đa dạng nhiều loại nhựa khác nhau, thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí tiết kiệm khi không cần phải đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại nhưng vẫn cho ra nhiều thành phẩm với chất lượng ổn định, thành phẩm đẹp mắt. Nhờ vậy, phương pháp này tham gia vào hầu hết quy trình sản xuất bao bì sản phẩm túi nilon, chai lọ mỹ phẩm, văn phòng phẩm, ly cốc, hộp thực phẩm,…

 

Ứng dụng kỹ thuật in lụa trên vải

Kỹ thuật in lụa trên vải còn có tên gọi khác là in lưới. Ngày nay, ngoài hình thức thủ công, người ta đã sử dụng đến máy móc để đem đến năng suất và hiệu quả cao hơn, đặc biệt là trong sản xuất áo thun. Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp thủ công hay máy móc khi sản xuất thì đều đòi hỏi người thợ phải có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, các yếu tố hỗ trợ như thiết bị, vật liệu cũng cần đạt yêu cầu để cho ra thành phẩm tốt.

Những loại mực được dùng cũng có rất nhiều chủng loại, nên tùy theo đặc tính của chất vải mà lựa chọn cho phù hợp. Thông thường, chúng thường được làm từ chất liệu dựa trên nước hoặc dung môi, có thể gồm nhiều thành phần như pigment, chất tạo màu, chất đóng rắn kết hợp chất phụ gia khác để cải thiện tính chất in ấn. Mực có nhiều màu sắc, cho ra độ bền khác nhau, cho phép tạo ra các hình ảnh đa dạng và sắc nét trên nhiều bề mặt. Các loại mực gốc dầu, mực nước hay plastisol,.. được xem là loại mực có độ bám tốt trên nhiều loại vải khác nhau như cotton, poly, vải kaki hay thậm chí là vải jean,…

Kỹ thuật in này có thể hoạt động linh hoạt trên đa dạng chất vải, màu sắc hình in không bị ảnh hưởng bởi màu áo, chi phí sản xuất số lượng lớn cũng thấp hơn so với các hình thức khác. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của nó là khó ổn định chất lượng khi độ đẹp và bền bỉ của thành phẩm phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ cũng như chất lượng mực.

 

4. In lụa và in chuyển nhiệt khác nhau thế nào

In lụa và in chuyển nhiệt là hai hình thức in phổ biến nhất, đều được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Vậy định nghĩa nào dành cho in nhiệt, sự khác nhau của chúng là gì?

 

4.1. In chuyển nhiệt là gì

In chuyển nhiệt là một công nghệ kỹ thuật số hiện đại, mực đóng vai trò đưa hình ảnh từ giấy sang bề mặt chất liệu thông qua quá trình áp lực kết hợp nhiệt độ. Loại mực này có mặt rộng rãi trong ngành công nghiệp in ấn, thời trang. Nó cho phép chuyển những bức hình, họa tiết phức tạp lên các sản phẩm để tạo nên sự cá nhân hóa và độc đáo. 

Quá trình này thường thực hiện bằng cách sử dụng máy in. Loại máy này sẽ áp dụng nhiệt, đồng thời tạo áp lực lên tấm mực và bề mặt, tạo ra một  kết nối mạnh mẽ giữa hai mặt. Kết quả là hình in được chuyển đổi hoàn chỉnh, dính chắc lên trên vật liệu. Quá trình thực hiện bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: In hình ảnh 

Máy in phun hoặc máy in laser phụ trách chuyển đổi nội dung lên giấy chuyển nhiệt. Loại giấy này được tráng một lớp phủ đặc biệt giúp mực bám dính tốt hơn. Chất lượng thành phẩm cho ra cần phải cao và sắc nét để đảm bảo thành phẩm đẹp mắt.

  • Bước 2: Ép nhiệt

Đặt giấy đã in lên vật cần in, sau đó sử dụng máy ép nhiệt để ép nóng lên giấy với nhiệt độ kết hợp thời gian phù hợp. Nhiệt độ cao sẽ làm cho lớp phủ trên giấy tan chảy, mực sẽ thấm vào bề mặt.

  • Bước 3: Lột giấy in

Sau khi ép nhiệt xong, lột nhẹ nhàng giấy ra khỏi vật in. Các chi tiết sẽ được chuyển hoàn toàn sang vật liệu và bám dính chắc chắn.

 

4.2. So sánh in nhiệt và in lụa

Khi so sánh in lụa và in nhiệt, ta sẽ thấy chúng có nhiều đặc điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, khi bàn về điểm khác biệt, ta có thể nhận ra rõ ràng rằng in nhiệt có độ bền cao hơn hẳn nhờ việc tạo nhiệt độ cao cùng với áp lực lớn trong quá trình sản xuất. Ngược lại, in lưới chỉ phù hợp với những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn hạn, bởi độ bền của nó chỉ duy trì trong khoảng từ 3 đến 4 tháng. Các hình ảnh với độ phức tạp cao chưa bao giờ là trở ngại của công nghệ này, chúng có khả năng tạo ra những ấn phẩm sở hữu độ sắc nét, chất lượng cao. Nhờ đó, phương pháp này hiện được ứng dụng phổ biến trong các đồ dùng may mặc, thời trang,…

Đối với in lụa, chúng cho phép sử dụng trên nhiều đa dạng bề mặt chất liệu với nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt hoạt động tốt trên các loại bao bì chịu nhiệt kém, mềm và dễ bị nóng chảy như túi nilon hoặc một vài loại vải khác – điều mà in nhiệt không thể thực hiện được. Hình ảnh sau khi in không bị ảnh hưởng bởi màu sắc của bề mặt vật liệu.

Tại Phước An, chúng tôi tự hào có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện kỹ thuật in lụa, kết hợp máy móc tân tiến hiện đại, hứa hẹn mang đến những sản phẩm với chất lượng cao. Chúng tôi luôn linh hoạt trong việc đưa ra các lựa chọn in lụa và in chuyển nhiệt cho khách hàng tùy thuộc theo yêu cầu cũng như ngân sách của họ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, bởi chúng đều có khả năng tạo ra những ấn phẩm độc đáo và sắc nét, đều chứng minh sự đa năng cũng như hiệu quả của mình.